Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cửa kính thủy lực

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cửa kính thủy lực
Là Ánh Glass

Với ưu thế là được dùng bằng kính cường lực, chịu lực tốt tránh được va đập mạnh, ngoài ra khi dùng cửa kính thủy lực không cần phải dùng các hệ khung bao bốn xung quanh nên độ thẩm mỹ cao, không bị che khuất tầm mắt hay nhìn bị vướng mắt bởi những khung bao như cửa nhôm kính bình thường. Cửa kính thủy lực có thể làm từ kính cường lực, kính dán hoặc kính thường.

 

Hà Nội : 299 Định Công- Thanh Xuân

 

Hotline: 0963887289 – Email : KinhHN@gmail.com

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cửa kính thủy lực

Hiện nay, cửa kính thủy lực đang trở thành sự lựa chọn của rất nhiều công trình kiến trúc bởi vật liệu này đang dần thành xu hướng chung trong xã hội hiện đại. Thay thế dần cho những song sắt thiếu tính thẩm mỹ sẽ là những tấm kính thủy lực sang trọng, bắt mắt và cực kỳ thông minh.

Tất cả những thông tin cơ bản về đặc tính cũng như ưu điểm và cấu tạo hoạt động của cửa kính thủy lực sẽ được thể hiện ở bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu nhé!

Cửa kính thủy lực là gì?

Cửa kính thủy lực là loại kính thông thường được làm từ kính đã tôi nhiệt ở ngưỡng 680-700 độ C và làm lạnh đột ngột nên có sự bền chắc gấp nhiều lần các loại kính thông thường.

Với ưu thế là được dùng bằng kính cường lực, chịu lực tốt và tránh được va đập mạnh. Bên cạnh đó khi dùng cửa kính thủy lực bạn sẽ không cần phải dùng các hệ khung bao bốn xung quanh nên độ thẩm mỹ cao, không bị che khuất tầm mắt hay nhìn bị vướng mắt bởi những khung bao như cửa nhôm kính bình thường.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cửa kính thủy lực

 

Cấu tạo và các nguyên lý hoạt động của cửa kính thủy lực

Chất liệu kính:

Cửa kính thủy lực có thể làm từ kính cường lực, kính dán hoặc kính thường. Thông thường cửa kính thủy lực có độ dày tối thiểu khoảng 10mm hoặc 12mm đối với loại kính thường. Kích thước của loại kính phụ thuộc vào yêu cầu thiết kế, thi công của chủ công trình bởi nhu cầu sử dụng và đặc thù của mặt bằng. Chiều cao quy chuẩn của cửa kính thủy lực là 2200mm. Ứng với bề ngang mỗi cánh cửa có các khoảng kích thước là dưới 800mm(L1), từ 800 đến 1000mm(L2), trên 1000 đến 1200mm(L3), trên 1200 đến 1500mm(L4).

+ Bản lề

Trên thị trường hiện có nhiều nhãn hiệu cung cấp bản lề thủy lực khá phổ biến như VPP của Thái Lan và Newstar.
Nguyên lý hoạt động của bản lề trong cửa kính thủy lực là để hãm lực giảm dần đều bằng dầu, gần giống giảm xóc xe máy. Vì vậy lựa chọn sai công suất có thể làm hỏng thiết bị nếu quá tải hoặc lãng phí nếu dư nhiều công suất. Cửa kính có thể mở 90 độ về cả 2 phía hoặc chỉ đẩy về 1 phía nên tại điểm “kịch” của cửa sẽ có mấu chốt, giữ cửa không tự “trôi” về điểm “đóng”. Bên cạnh đó có một số loại cửa có tính năng tự hút khi đến gần điểm đóng, đảm bảo “khít” giữa 2 cánh.

 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cửa kính thủy lực

 

 +Kẹp kính

Kẹp kính có 2 loại: loại thanh ngang dài (kẹp lớn) và loại kẹp nhỏ.
Nếu sử dụng kính thường thì bắt buộc bạn phải dùng kẹp lớn bởi kính thường khá yếu nên khi mở hoặc đóng sẽ không chịu được lực, dễ gây ra va chạm hoặc nứt vỡ nguy hiểm đến người xung quanh.

+Tay nắm - tay đẩy

Cửa kính thủy lực phải lắp mỗi cánh 1 bộ gồm 2 phần nằm đối nhau qua tấm kính. Tay nắm có tác dụng tránh dính vết bẩn ở trên tay lên kính hay làm mờ kính. Đồng thời, tay nắm cũng giúp việc sử dụng cửa kính thuận tiện hơn hoặc có thể sử dụng thêm khóa dây để khóa nếu bạn muốn.