Bản vẽ shop drawing là gì ? Ý nghĩa bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công

Bản vẽ shop drawing là gì ? Ý nghĩa bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công
Là Ánh Glass

Bản vẽ shop drawing là gì ? Ý nghĩa bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công. Bản vẽ shop drawing cho biết chính xác khối lượng vật tư thiết bị cho công trình.

 

Hà Nội : 299 Định Công- Thanh Xuân

 

Hotline: 0963887289 – Email : KinhHN@gmail.com

Bản vẽ shop drawing là gì ? Ý nghĩa bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công

Trong quá trình thiết kế xây dựng nhà, chúng ta thường sử dụng các công cụ vẽ kiến trúc. Để triển khai thi công ngoài công trường thì phải cần đến shop drawing. vậy Shop drawing là gì và khi nào chúng ta cần bản vẽ shop drawing. Bài viết này Là Ánh Glass sẽ giải đáp thắc mắc đó cho bạn đọc. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Shop drawing nghĩa là gì?

Shop drawing là bản vẽ thi công do bên nhà thầu thi công vẽ và trình lên đơn vị tư vấn giám sát. Bản vẽ shop drawing cho biết chính xác khối lượng vật tư thiết bị cho công trình. Cũng như những thông số của vật thư thiết bị đi kèm phục vụ công tác thi công.

Ngày nay với sự hỗ trợ của các phần mềm và đặc biệt là mô hình 3D thông tin xây dựng BIM, việc triển khai bản vẽ shop drawing trở nên dễ dàng với độ chính xác gần như tuyệt đối.

Shop drawing nghĩa là gì?

Ý nghĩa bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công

  • Thể hiện đầy đủ kích thước DIM đối với vị trí và kích thước vât tư thiết bị cần lắp đặt
  • Ghi chú đầy đủ thông tin vật tư thiết bị cần lắp đặt
  • Thể hiện được mặt bằng, chi tiết lắp đặt (Mặt cắt) rõ ràng
  • Phối hợp các hạng mục lắp đặt (Combine hệ thống) như bản vẽ thi công điện, nước, điều hòa thông gió, phòng cháy chữa cháy trên cùng bản vẽ kết cấu: mục đích xử lý va trạm trước lắp đặt. Tránh tình trạng tháo ra làm lại ảnh hưởng tiến độ cũng như kinh tế của dự án.
  • Hiện nay chủ yếu triển khai shop drawing bằng phần mềm autocad và revit mep. Hai phần mềm này đều của hãng Autodesk.

Vì sao lại phải có shop drawing

– Bản vẽ thiết kế của đơn vị thiết kế không diễn tả hết, không bày ra cho chúng ta tất cả thông tin về một cấu kiện. Để có thông tin một cấu kiện, bạn phải tổng hợp thông tin ở rất nhiều bản vẽ khác nhau.

Ví dụ: thép dầm a, thì chiều dài, vị trí của dầm a nằm trong bản vẽ mặt bằng, còn thép thì nằm ở bản vẽ mặt cắt thiết kế, bố trí cắt thép thế nào thì chưa biết…
Mội thí dụ nữa là tường xây, mặt bằng kiến trúc đã quy định vị trí tường, nhưng có quy định thêm là cứ 3m bổ một trụ bê tông, nhưng trong bản vẽ thiết kế tường thì không có thể hiện trụ thế nào, đặt ở đâu…

Tham khảo thêm: Bản vẽ chi tiết cấu tạo vách kính khung nhôm

Vì sao lại phải có shop drawing

Yêu cầu của kỹ sư thể hiện bản vẽ Shop drawing

  •  Cần có kỹ năng vẽ Autocad: Bạn phải tương đối thành thạo phần mềm vẽ Autocad thì bạn có thể vẽ tự tin được khi triển khai vẽ bản vẽ Shop Drawing mà không mất nhiều thời gian.
  • Cần am hiểu về thiết kế các hệ thống cơ điện: Vẽ bản vẽ của hệ thống nào thì bạn cần hiểu cơ bản về thiết kế của hệ thống đó. Cần hiểu rõ nguyên lý cấu tạo của hệ thống, các bản kỹ mặt bằng và mặt cắt chính… và các bản vẽ chi tiết.
  •  Cần ra công trường để được thực tế: Những người càng thi công nhiều thì vẽ bản vẽ Shop Drawing càng nhanh và càng chính xác, do những người này đã có kinh nghiệm, họ hình dung các mặt cắt một cách dễ dàng. Nhiều kỹ sư thiết kế tuy đã thiết kế rất nhiều công trình tuy nhiên khi triển khai bản vẽ Shop Drawing rất lúng túng, thậm chí còn không vẽ được do chưa có kinh nghiệm thực tế.
  •  Chăm chỉ và ham học hỏi: là điều rất cần thiết trong bất cứ công việc gì, có người chỉ cần trải qua 1 dự án hoặc vài tháng thi công ở các công trình lớn cũng hoàn toàn có thể vẽ tốt được.