Bảng tra diện tích cốt thép mới nhất hiện nay

Đăng bởi: Là Ánh Glass
Bảng tra diện tích cốt thép mới nhất hiện nay. Trong mọi trường hợp chiều dày lớp bảo vệ C không được nhỏ hơn đường kính cốt thép và không nhỏ hơn giá trị Co với quy định
Tóm tắt nội dung
Bảng tra diện tích cốt thép mới nhất hiện nay
Như ta đã biết, vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong xây dựng công trình nhà xưởng hiện nay là thép tròn. Kết cấu bê tông cốt thép là giải pháp kết cấu chính của một công trình xây dựng nào đó. Và việc sử dụng bảng tra diện tích cốt thép là điều cần thiết, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Bê tông cốt thép là gì?
Bê tông cốt thép (BTCT) là một loại vật liệu composite kết hợp bởi bê tông và thép, trong đó bê tông và thép cùng tham gia chịu lực. Trong dầm đặt cốt thép dọc và cốt thép ngang liên kết với nhau tạo thành khung cốt thép.
Các loại cốt thép trong xây dựng
Có 2 loại cốt thép:
+ Cốt thép chịu lực loại thường dùng > D16 có tác dụng chịu lực kéo và lực nén.
+ Cốt thép đai thường dùng các loại D6, D8, D10 chịu lực cắt. Có tác dụng giữ cứng hệ thép trước quá trình đổ bê tông.
Tính tiết diện thép tròn
A = 3,14 x D x D /400.
Trong đó:
A: Tiết diện mặt cắt ngang ( cm2 ).
D: đường kính cây thép tròn ( mm).
Tính trọng lượng thép tròn
Trọng lượng ( KG) = L x A x 7850/ 10.000
Trong đó:
L: chiều dài cây thép tròn ( m )
A: Tiết diện mặt cắt ngang ( cm2 )
7850 : Khối lượng riêng của thép ( Kg/m3)
Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm
Trong mọi trường hợp chiều dày lớp bảo vệ C không được nhỏ hơn đường kính cốt thép và không nhỏ hơn giá trị Co với quy định như sau
Với cốt thép chịu lực:
Trong bản và tường có chiều dày
+ Từ 100mm trở xuống Co=10 mm (15mm)
+ Từ 100mm trở lên thì Co=15 mm (20mm)
Trong dầm và sườn có chiều cao
+ Nhỏ hơn 250mm thì Co=15mm (20mm)
+ Từ 250mm trở lên thì Co=20mm (25mm)
Với cốt thép cấu tạo, cốt thép đai:
Khi chiều cao tiết diện
+ Nhỏ hơn 250mm thì Co=10mm (15mm)
+ Từ 250mm trở lên thì Co=15 mm (20mm)
Lưu ý:
Giá trị trong ngoặc (..) áp dụng cho kết cấu ngoài trời hoặc những nơi ẩm ướt
Đối với những kết cấu ở trong vùng chịu ảnh hưởng của môi trường biển ( nước mặn ) cần lấy tăng chiều dày lớp bảo vệ theo TCXDVN 327:2004
Đối với kết cấu làm bằng bê tông nhẹ, bê tông tổ ong cần lấy tăng chiều dày lớp bảo vệ theo điều 8.3 của tiêu chuẩn TCXDVN 5574:2012
Khoảng hở của cốt thép dầm
Khoảng hở giữa hai mép cốt thép ( khoảng cách thông thủy ) không được nhỏ hơn đường kính cốt thép lớn hơn và không nhỏ hơn trị số to. Đối với cốt thép của dầm sàn, khi đổ bê tông ở vị trí nằm ngang quy đinh to như sau:
Với cốt thép đặt dưới to=25mm
Với cốt thép đặt trên to=30mm
Trường hợp thi công dùng dầm dùi thì khoảng hở t ở các lớp phía trên cần bảo đảm đút lọt dầm dùi
Giao nhau của cốt thép dầm
Cốt thép dọc trong dầm sàn và trong dầm khung ( dầm chính ) vuông góc với nhau, giao nhau tại liên kết. Tại đây cốt thép của hai dầm có thể vướng vào nhau, đặc biệt là các thanh ở phía trên. Vì thế nên ta thường đặt cốt thép dọc trong dầm chính bên dưới cốt dọc của dầm sàn.
Ta phải đặt cách ra khi đặt cốt thép bên trên của dầm sàn thành hai hàng để cốt thép phía trên của dầm chính được đặt vào khoảng giữa hai hàng đó. Lúc này nếu cốt thép bên trên của dầm chính cũng đặt thành hai hàng thì cũng phải đặt cách ra để kẹp cốt thép của dầm sàn vào giữa.