Mác bê tông là gì? Cường độ chịu nén của bê tông

Mác bê tông là gì? Cường độ chịu nén của bê tông
Là Ánh Glass

Mác bê tông là gì? Cường độ chịu nén của bê tông. Cường độ chịu nén của bê tông là ứng suất nén phá hủy của bê tông, tính bằng lực trên 1 đơn vị diện tích, như là kG/cm2, hay N/mm2.

 

Hà Nội : 299 Định Công- Thanh Xuân

 

Hotline: 0963887289 – Email : KinhHN@gmail.com

Mác bê tông là gì? Cường độ chịu nén của bê tông

Đối với công trình xây dựng, điều quan trọng nhất là tính toán sơ bộ vật liệu, mà vật liệu quan trọng mà bất kỳ công trình nào cũng phải có đó là vữa và bê tông.  Vậy mác bê tông, bê tông, cốt thép là gì? Đây là những khái niệm mà các bạn sinh viên xây dựng, các kỹ sư hay thậm chí cả với chủ đầu tư cũng phải hiểu rõ. 

Khái niệm mác bê tông là gì?

Mác bê tông là tên gọi theo các tiêu chuẩn của của Việt Nam được dịch lại từ tiêu chuẩn của Liên Xô và vẫn còn được sử dụng đến bây giờ. Mác bê tông là cường độ chịu nén của mẫu bê tông hình lập phương kích thước 15x15x15 cm được bảo dưỡng trong điều kiện tiểu chuẩn trong 28 ngày. ( đơn vị là kg/cm2 )

Ví dụ:
Để có thể xác định là bê tông mác M200. Các kỹ sư tạo các mẫu bê tông hình lập phương và bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn trong 28 ngày. Sau đó mang mẫu đi thí nghiệm nén.
+ Đối với mẫu bị phá hủy với cường độ > 200 kG/cm2 được coi là đạt.
+ Đối với mẫu bị phá hủy với cường độ < 200 kG/cm2 là không đạt.

Khái niệm mác bê tông là gì?

Cấp độ bền bê tông là gì?

Cấp độ bền B được xác định từ kết quả nén mẫu hình trụ. Nghĩa là thay vì lấy mẫu lập phương thì người ta lấy mẫu hình trụ, sau đó nén mẫu, cho ra kết quả cường độ chịu nén.
1 Mpa = 10 kG/cm2

Bảng quy đổi cấp độ bền và mác bê tông

Cấp độ bền (B)

 

Mác bê tông (M)

B15

B20

B25

B30

B35

B40

B45

B50

B55

B60

M200

M250

M350

M400

M450

M500

M600

M700

M750

M800

 

Cường độ chịu nén của bê tông là gì?

Cường độ chịu nén của bê tông là ứng suất nén phá hủy của bê tông, tính bằng lực trên 1 đơn vị diện tích, như là kG/cm2, hay N/mm2. 

Trong xây dựng, thường chúng ta chỉ chú ý tới cường độ chịu nén của bê tông, còn cường độ chịu kéo của bê tông thường rất thấp, nên chúng ta thường bỏ qua.

Độ sụt của bê tông là gì ? 

Độ sụt của bê tông nói lên độ dẻo và dễ chảy của bê tông. 

Ví dụ:
Khi đổ bê tông bằng bơm tĩnh, nếu độ sụt quá nhỏ có thể dẫn đến hiện tượng tắc ống bơm.

Thí nghiệm độ sụt bê tông với dụng cụ phễu hình nón

+ Cho hỗn hợp bê tông vào phễu, đầm cho bê tông đều bằng que đầm và gạt bỏ phần bê tông thừa trên phễu
+ Từ từ rút phễu lên trong thời gian ~ 5s sao cho bê tông trong phễu không di chuyển
+ Đợi mẫu bê tông sụt xuống ổn định
+ Lấy thước đo khoảng cách từ đỉnh của bê tông và chiều cao của phễu

Thí nghiệm độ sụt bê tông với dụng cụ phễu hình nón

Bảng tra mác bê tông

Bảng tra mác bê tông 100,200, 250, 300, quy đổi mác bê tông ra cường độ chịu nén

Có thể phân Mác bê tông thành 3 loại: mác thấp, mác trung bình và mác cao. Bê tông mác thấp được trộn tay tại công trường. Còn bê tông mác cao thường được thiết kế cấp phối và trộn tại nhà máy. Các mác bê tông thông dụng từ M150 đến M350.

Mác bê tông

Tỷ lệ trộn

Cường độ chịu nén

MPa (kG/cm2)

Bê tông mác thấp

M50

1 : 5 : 10

50

M75

1 : 4 : 8

75

M100

1 : 3 : 6

100

M150

1 : 2 : 4

150

M200

1 : 1.5 : 3

200

Bê tông Mác trung bình

M250

1 : 1 : 2

250

M300

Thiết kế cấp phối

300

M350

Thiết kế cấp phối

350

M400

Thiết kế cấp phối

400

M450

Thiết kế cấp phối

450

Bê tông mác cao

M500

Thiết kế cấp phối

500

M550

Thiết kế cấp phối

550

M600

Thiết kế cấp phối

600

M650

Thiết kế cấp phối

650

M700

Thiết kế cấp phối

700

Lưu ý: Các loại bê tông có mác từ M250 trở xuống thì được thi công theo cấp phối có sẵn nhưng đối với các mác bê tông có cường độ chịu lực lớn cụ thể từ M300 trở lên thì phải thiết kế cấp phôi tại phòng thí nghiệm.