Nghiệm thu là gì ? Tiêu chuẩn khi nghiệm thu như thế nào?

Nghiệm thu là gì ? Tiêu chuẩn khi nghiệm thu như thế nào?
Là Ánh Glass

Đây là công việc nghiệm thu trong nội bộ của nhà thầu đối với đối tượng đã hoàn thành trước khi gửi phiếu yêu cầu nghiệm thu tới chủ đầu tư.

 

Hà Nội : 299 Định Công- Thanh Xuân

 

Hotline: 0963887289 – Email : KinhHN@gmail.com

Nghiệm thu là gì ? Tiêu chuẩn khi nghiệm thu như thế nào?

Nghiệm thu chất lượng công trình được xem là bước quan trọng trong xây dựng. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ được nghiệm thu là gì và vai trò của nghiệm thu. Vậy để hiểu thêm về điều này, các bạn hãy cùng mình theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nghiệm thu công trình là gì ?

Nghiệm là kiểm nghiệm, thu là thu nhận, hiểu một cách nôm na nghiệm thu là quá trình kiểm tra, xem xét, thu thập và ghi nhận các kết quả kiểm tra công trình sau khi xây dựng. 
Hiểu một cách khác thì đây là quy trình kiểm tra chất lượng công trình có đạt yêu cầu hay không ? Trước khi đưa vào sử dụng. 

Quá trình nghiệm thu được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó có các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.

Xem thêm:
- Luật xây dựng mới nhất
- Đường lộ giới là gì?

Nghiệm thu công trình là gì ?

Nghiệm thu nội bộ là gì ?

Đây là công việc nghiệm thu trong nội bộ của nhà thầu đối với đối tượng đã hoàn thành trước khi gửi phiếu yêu cầu nghiệm thu tới chủ đầu tư.

Các bước nghiệm thu công trình xây dựng

Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng
Bước 2: Nghiệm thu hoàn thành giai đọan xây lắp.
Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình, hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.

Các bước nghiệm thu công trình xây dựng

Hồ sơ liên quan đến nghiệm thu bao gồm

+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, từng dự án,  tiểu dự án của cấp có thẩm quyền.
+ Văn bản chấp thuận của các cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền về việc cho phép sử dụng công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào.
+ Cấp điện.
+ Sử dụng nguồn nước, khai thác nước ngầm, khoáng sản, mỏ (nếu có)
+ Thoát nước (đấu nối vào hệ thống nước thải chung);
+ Đường giao thông bộ, thủy
+ An toàn của đê và giao thông (nếu có).

Điều kiện về việc nghiệm thu công trình nhà ở

Điều kiện nghiệm thu công trình phần thô: xây tô ốp lát, lắp đặt thiết bị đèn chiếu sáng, các thiết bị máy phục vụ thi công các loại đều được kiểm tra phê duyệt theo quy định của các bên có chức năng liên quan.

Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng là thành phần của hồ sơ hoàn thành công trình và được lưu trữ theo quy định tại quyết định số 46/2015/NĐ – Chính Phủ về quản lý chất lượng và nghiệm thu công trình xây dựng nhà.
Tham khảo: Mẫu biên bản nghiệm thu xây dựng

Điều kiện về việc nghiệm thu công trình nhà ở

Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng chưa đạt yêu cầu:

Chủ đầu tư gửi văn bản cho nhà thầu khảo sát ý kiến không chấp thuận nghiệm, trong đó nêu các hạng mục chưa đạt yêu cầu mà nhà thầu khảo sát phải chỉnh sửa hoặc phải thực hiện khảo sát lại.
 
Chủ đầu tư hoàn toàn có thể thuê đơn vị có đủ năng lực để kiểm tra báo cáo kết quả khảo sát xây dựng làm cơ sở cho việc quyết định có nghiệm thu.
 
Chủ đầu tư phê duyệt trực tiếp vào báo cáo kết quả khảo sát xây dựng sau khi thông báo chấp thuận nghiệm thu báo cáo này và chịu trách nhiệm về kết quả phê duyệt của mình.

Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng đạt yêu cầu:

Việc nghiệm thu và phê duyệt báo cáo kết quả khảo sát xây dựng của chủ đầu tư không thay thế và không làm giảm trách nhiệm về chất lượng khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát thực hiện.

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công gồm:

+ Nhiệm vụ thiết kế được chủ đầu tư duyệt (nếu có).
+ Thuyết minh dự án, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công.
+ Dự toán công trình xây dựng do đơn vị tư vấn thiết kế lập và thẩm tra.
+ Bản vẽ thiết kế kỹ thuật (nếu có), thiết kế bản vẽ thi công đã được đơn vị có đủ năng lực thẩm tra, chủ đầu tư phê duyệt.
+ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công điều chỉnh, bổ sung (nếu có) đã được thẩm tra.
+ Báo cáo kết quả thẩm tra của đơn vị có đủ năng lực lập chủ đầu tư xác nhận.
+ Biên bản nghiệm thu hồ sơ thiết kế giai đoạn thiết kế bản vẽ kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư.
+ Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công.