Tiêu chuẩn thay thế tcvn 4453-1995 là gì ? Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông

Đăng bởi: Là Ánh Glass
Tiêu chuẩn thay thế tcvn 4453-1995 là gì ? Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông. Chỉ áp dụng cho việc thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối bằng bê tông nặng thông thường
Tóm tắt nội dung
Tiêu chuẩn thay thế tcvn 4453-1995 là gì ? Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông
Nhắc đến xây dựng người ta thường nhắc đến đào, đắp, xây, bê tông, cốt thép ...Để xây dựng một quy trình chuẩn và các biểu mẫu này có thể áp dụng đối với các công trình khác nhau là một điều rất khó. Trong bài viết này, mình sẽ nói rõ hơn về Tiêu chuẩn thay thế TCVN 4453-1995: Quy phạm thi công và nghiệm thu. Hãy cùng theo dõi nhé!
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn thay thế tcvn 4453-1995
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu để kiểm tra và nghiệm thu chất lượng thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh môi trường của khu vực xây dựng công trình.
Áp dụng cho việc thi công bê tông do các tổ chức xây dựng thực hiện. Các công trình có công tác thi công bê tông do nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh góp vốn, nếu không có các chỉ dẫn kỹ thuật riêng cũng áp dụng tiêu chuẩn này.
Chỉ áp dụng cho việc thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối bằng bê tông nặng thông thường (khối lượng thể tích hỗn hợp bê tông 1800kg/m3 – 2500kg/m3) được trộn ngay tại công trường hoặc bê tông chế trộn sẵn (bê tông thương phẩm) vận chuyển từ các trạm trộn bê tông tập trung.
Tiêu chuẩn thay thế tcvn 4453-1995 không áp dụng đối với:
Các kết cấu làm bằng các loại bê tông tổ ong, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông siêu nặng và bê tông chịu hóa chất.
Các kết cấu thi công bằng phương pháp đổ bê tông trong nước, bê tông vữa dâng.
Các kết cấu bê tông ứng suất trước.
Các kết cấu đặc biệt khác quy định riêng theo thiết kế.
Khoa học Công nghệ & Môi trường (Bộ Xây dựng) có ý kiến như sau:
Nếu sử dụng TCXDVN 356:2005 để thiết kế, phải áp dụng cấp độ bền B. Cấp độ bền B là khái niệm liên quan đến cường độ chịu nén của bê tông ở tuổi 28 ngày với xác suất đảm bảo 95%. Đơn vị thi công phải tập hợp các số liệu thống kê mẫu thí nghiệm, đưa ra độ lệch chuẩn để từ đó xác định và đảm bảo cấp độ thử theo thiết kế. Nếu không có số liệu, tiêu chuẩn cho phép sử dụng hệ số biến động v = 13,5 % để xác định cấp độ bền B:
B = Bm (1 – 1,64 x 0,135)
B = 0,78 Bm
trong đó Bm – cường độ trung bình (mác BT) của các mẫu thử.
Theo nguyên tắc trên, khi đánh giá và nghiệm thu chất lượng BT, đơn vị thi công và chủ đầu tư có thể sử dụng các giá trị cường độ trung bình các mẫu thử (mác BT) để suy ra cấp độ bền B.
Công tác nghiệm thu tại hiện trường phải có các hồ sơ sau:
a) Chất lượng công tác cốt thép (theo biên bản nghiệm thu trước lúc đổ bê tông);
b) Chất lượng bê tông (thông qua kết quả thử mẫu và quan sát bằng mắt tại hiện trường);
c) Kích thước, hình dáng, vị trí của kết cấu, các chi tiết đặt sẵn, khe co giãn so với thiết kế;
d) Bản vẽ hoàn công của từng loại kết cấu;
e) Các bản vẽ cho phép thay đổi các chi tiết và các bộ phận trong thiết kế;
f) Các kết quả kiểm tra cường độ bê tông trên các mẫu thử và các kết quả kiểm tra chất lượng các loại vật liệu khác nếu có;
g) Các biên bản nghiệm thu cốt thép, cốp pha trước khi đổ bê tông;
h) Các biên bản nghiệm thu nền móng;
i) Các biên bản nghiệm thu trung gian của các bộ phận kết cấu;
j) Sổ nhật ký thi công.